BHA là gì? Tổng hợp top 10 câu hỏi cần biết về BHA

BHA là gì?

Khi nhắc đến thành phần tẩy tế bào chết siêu đỉnh, có lẽ mọi người đã quá quen thuộc với cái tên BHA. Đặc biệt là sau “drama” tranh cãi BHA của hãng nào tốt nhất và cuộc chiến của 2 thương hiệu Obagi và Paula’s choice.

Vậy BHA là gì? Bạn đã hiểu rõ về thành phần này, công dụng cũng như những điều cần lưu ý khi sử dụng BHA chưa?

Cùng bác sĩ của phòng khám ck da liễu thẩm mỹ Pensilia tìm hiểu nhé.

BHA là gì?

BHA (beta hydroxy acid) hay còn được gọi salicylic acid, là một loại acid không tan trong nước mà tan trong dầu.

Thành phần này khi thấm vào da sẽ hoạt động ở trong lỗ chân lông. Giúp làm thông thoáng lỗ chân lông bị bít tắc. Đây là nhóm acid rất hiệu quả trong điều trị mụn đấy các bạn ạ.

BHA là một acid gốc dầu, chính nhờ đặc tính này mà BHA là lựa chọn top cho làn da dầu mụn vì:

  • Tan trong dầu giúp thấm sâu và làm sạch da chết, nhân mụn dưới nang lông.
  • Kiềm dầu, giảm tiết bỡ nhờn.
  • Kháng viêm.

Đặc biệt phù hợp để loại bỏ mụn đầu đen, mụn ẩn. Và chăm sóc lâu dài cho các vấn đề da dầu như đổ dầu, da kém mịn màng.

BHA trị mụn
BHA là gì và một số thông tin cần biết.

Làn da nào nên dùng BHA, da nào không nên dùng?

Với đặc tính có thể thẩm thấu vào lỗ chân lông đầy dầu nhờn để cuốn trôi đi bụi bẩn, dầu thừa. Vì vậy, BHA được khuyên dùng cho làn da dầu. Hoặc đang gặp các tình trạng bít tắc như mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn cám.

Cũng chính vì đặc tính lấy đi dầu nhờn, BHA không nên dùng cho làn da khô, da nhạy cảm. Nó sẽ lấy đi hết lớp dầu tự nhiên trên da khiến da khô hơn, từ đó dẫn đến sạm nám và lão hóa và khiến da trở nên nhạy cảm hơn đó.

BHA có trong sản phẩm nào?

Khi đọc thành phần của một sản phẩm skincare nào đó, bạn sẽ dễ dàng tìm được BHA trong:

  • Sữa rửa mặt
  • Toner, lotion
  • Các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học
  • Các sản phẩm peel da
  • Các serum trị mụn.

Tác dụng phụ của BHA bạn đã biết chưa?

BHA cũng giống như các hoạt chất các hoạt chất tẩy tế bào chết khác như AHA, PHA, LAH giống như con dao hai lưỡi. Bên cạnh các công dụng “vàng mười” kể trên, BHA có thể gây ra các tác dụng phụ đi kèm như khô da, ửng đỏ da, nổi mụn, kích ứng da, nổi mụn, thậm chí mỏng đỏ da lâu dần dẫn đến tăng sinh mạch máu dưới da gây nám da nếu không sử dụng đúng cách.

Xem thêm: Đỏ da sau mụn và cách điều trị hiệu quả

Vậy có nên sử dụng BHA không?

Câu trả lời là tùy vào từng tình trạng da mà bạn cân nhắc sử dụng nhé. Da dầu, mụn ẩn nhiều, dày sừng kèm lỗ chân lông to bạn có thể sử dụng với nồng độ nhẹ từ 0.5% đến 2%. Tuy nhiên không nên sử dụng với tần suất dày, dùng trong thời gian quá dài.

Với nồng độ cao hơn, sẽ là các liệu trình peel da được dùng trong các phòng khám da liễu, clinic. Và khi đó, bạn nên được thăm khám và chỉ định bởi các bác sĩ da liễu.

Xem thêm giải đáp của bác sĩ Nguyễn Phương Thảo về BHA là gì và những điều cần biết:

BHA trị mụn? đẩy mụn?

Chắc hẳn bạn thường nghe về khái niệm BHA đẩy mụn khi tìm hiểu về BHA. Vậy đẩy mụn là gì?

Theo bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, đẩy mụn là những nốt sần, mụn đầu đen, mụn liti xuất hiện ở vị trí trước đây có mụn ẩn, thường xuyên nổi ở chỗ trước đây có mụn mà chưa được làm sạch nhân.

Tình trạng mụn này sẽ giảm sau 2, 3 tháng. Bạn nên phân biệt đẩy mụn và mụn kích ứng nhé. Nếu không cẩn thận bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn.

Mụn kích ứng là những nốt mụn sưng. Viêm có cảm giác da nóng rát, ngứa nền da mỏng đỏ. Đặc biệt, mụn kích ứng sẽ xuất hiện khắp mặt, không tập trung vào một vị trí nhất định. Và tình trạng mụn kích ứng này sẽ giảm sau khi ngưng sản phẩm. Khi gặp phải tình trạng này, hãy đến bác sĩ da liễu để được xử lý kịp thời, hạn chế sẹo rỗ.

Khi sử dụng BHA, tình trạng mụn dưới da lâu ngày được đẩy lên, bạn nên chủ động đi lấy nhân mụn đúng cách tại các spa, phòng khám.

Cách dùng BHA, BHA dùng sau bước nào?

BHA nên dùng sau bước rửa mặt và toner. Lưu ý nên thoa BHA và chờ 15 – 20 phút sau mới sử dụng các sản phẩm dưỡng da khác nhé.

khuyến khích dùng tuần 2-3 lần, ưu tiên dùng buổi tối, dưỡng ẩm và phục hồi đầy đủ.

BHA có thể kết hợp với thành phần nào?

BHA có thể kết hợp với các thành phần như niacinamide, vitamin C, retinol,…Trong đó sự kết hợp của BHA và niacinamide được đánh giá là tốt.

BHA + Niacinamide

  • Thông thoáng lỗ chân lông, cho da đều màu. BHA mang đến cho làn da tác dụng tẩy tế bào chết và hỗ trợ tái tạo tế bào. Niacinamide có công dụng khôi phục và tái tạo cấu trúc da. Do vậy, khi dùng BHA để da được loại bỏ lớp bụi bẩn, dầu thừa và phần tế bào già cỗi thì việc hấp thụ những dưỡng chất chăm sóc chuyên sâu như Niacinamide lại trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết Từ đó, Niacinamide có thể phát huy tối đa công dụng của mình, để da bạn thêm đàn hồi, mịn màng và săn chắc.

BHA và niacinamide

 

BHA + vitmin C

Dựa trên nghiên cứu khoa học, BHA làm giảm độ pH trên da và dạng hoạt động của vitamin C được hấp thụ tốt nhất ở độ pH thấp. Do đó chúng ta sẽ sử dụng BHA trước khi thoa vitamin C lên da.

Nếu da bạn nhạy cảm hoặc mới sử dụng, để an toàn, nên sử dụng theo trình tự rõ ràng như cái nào dùng trước, cái nào dùng sau để làn da tránh bị kích ứng. Chẳng hạn như buổi sáng dùng vitamin C, buổi tối dùng BHA hoặc dùng cách ngày, tối hôm nay dùng BHA, tối mai dùng vitamin C.

BHA +retinol

Kết hợp Retinol và BHA sẽ mang lại sự cải thiện h.iệu q.ủa đó là chống lão hóa và giảm bít tắc cổ nang lông. Khiến da vừa căng mịn vừa bớt mụn. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng không đúng có thể khiến da tệ hơn như kích ứng, đỏ mỏng da,..

BHA nào tốt? Cồn trong BHA là lợi hay hại?

2 sản phẩm đình đám hiện nay là BHA của nhà Obagi và Paula’s choice tranh cãi về thành phần cồn trong mỹ phẩm.

Thành phần cồn trong mỹ phẩm

Theo bác sĩ da liễu, trong mỹ phẩm thường chia cồn (alcohol) thành hai loại là cồn khô và cồn béo:

Cồn khô

Là các loại cồn bay hơi nhanh (vd: Methanol, Ethanol, Alcohol denat,…). Dùng trên da có thể giúp khô cồi mụn, diệt khuẩn, dẫn hoạt chất thấm sâu vào da. Nhưng khi bay hơi sẽ kéo theo một lượng nước trong da làm giảm độ ẩm và sự toàn vẹn của hàng rào bảo vệ da.

Cồn béo

Tồn tại ở dạng lỏng, là các loại cồn không bay hơi, (vd: Propylene glycol,cetearyl alcohol, stearyl alcohol,…). Tác dụng trên da là dưỡng ẩm, làm mềm, vì không bay hơi nên nếu liều lượng không phù hợp cũng gây bí da.

So sánh BHA của Paula’s choice và Obagi

Thực ra sản phẩm nào cũng vậy , mỗi thành phần đều đóng vai trò nhất định trong kết cấu và tác dụng của sản phẩm.

  • BHA của Paula’s Choice mang danh alcohol free tức không có cồn. Nhưng thực ra sản phẩm chứa cồn khô, cụ thể là propylene glycol. Với thành phần cồn này sẽ giúp BHA của thương hiệu này thấm lâu với độ ẩm cao hơn. Tuy nhiên, nhược điểm là không chứa các hoạt chất kháng viêm. Vì vậy, nếu đẩy mụn mà không kiểm soát tốt có thể gây bùng mụn.
  • BHA Obagi ngay trên nhãn đã ghi rõ “MD, acnes treatment” tức chỉ dùng đặc trị. Thành phần sử dụng cồn khô là benzyl blcohol giúp đưa BHA thấm sâu vào trong da, do đó BHA có tác dụng nhanh và mạnh. Ngoài ra cồn khô ở liều lượng tiêu chuẩn còn giúp các nốt mụn viêm xe cồi nhanh hơn, diệt khuẩn vì vậy cực kỳ phù hợp để kiểm soát mụn. Tuy nhiên không nên dùng BHA nhà Obagi cho da nhạy cảm hoặc dùng để chăm sóc da hằng ngày. Người có làn da nhạy cảm (vốn có hàng rào bảo vệ da suy yếu), nếu sử dụng hàng ngày BHA nền cồn sẽ dẫn đến tổn thương hàng rào bảo vệ da nghiêm trọng hơn, cồn khô diệt khuẩn không phân biệt lợi hay hại khuẩn vì thế có thể làm rối loạn hệ vi sinh trên da.

Tóm lại, bạn cần lắng nghe làn da của mình để hiểu rõ da cần gì, phải làm gì. Và tốt hơn hết nên đến khám da và nhận lời khuyên của bác sĩ da liễu để có giải pháp tốt nhất với tình trạng da nhé.

(còn tiếp)

 

 

Đặt lịch hẹn tư vấn và điều trị

    Họ và tên

    Email

    Số điện thoại

    Ngày hẹn

    Địa điểm đến

    Vấn đề bạn đang gặp phải