Tìm hiểu về mụn và cách điều trị

 

Tốn nhiều tiền cho việc điều trị mụn nhưng lại không hiệu quả?

Bạn hoang mang trước quá nhiều loại mụn mà không rõ mình bị mụn gì?

Để điều trị đúng cách, không đi sai hướng, việc hiểu rõ cơ chế hình thành, các loại mụn và cách điều trị mụn chuẩn y khoa sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ mụn và ngăn ngừa mụn tái phát.

BẠN BỊ MỤN GÌ?

Có khoảng 8 loại mụn thường gặp. Tuy nhiên, trong y khoa, các bác sĩ da liễu phân loại thành 2 loại: mụn viêm và mụn không viêm.

dieu tri mun chuan y khoa

1/ Mụn không viêm (Comedonal Acne)

Mụn không viêm là mức độ nhẹ của mụn, nhưng nếu không được xử lý thì những loại mụn này có thể biến chứng thành mụn viêm. Mụn không viêm bao gồm mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn ẩn, mụn cám…

Đặc điểm mụn không viêm:  Không sưng, không đỏ, những nốt nổi gồ lên bề mặt da, sờ bằng tay thấy sần. Có nhân trắng, cứng hoặc chưa có miệng cồi ( mụn ẩn, mụn sần) nằm dưới da.

Mụn đầu trắng/đầu đen (Comedonica)

Mụn đầu đen được gọi là open comedo (đầu mở).

Loại mụn này khiến lỗ chân lông mở to, màu đen chính là do phần nhân mụn “bị mở” ra ngoài, tiếp xúc với không khí và oxy hóa. Đừng “xem thường” loại mụn này, nếu để mụn đầu đen quá lâu nó sẽ “lớn” dần lên, khiến lỗ chân lông nở to ra và nhân cứng lại như viên sỏi. Khi nặn ra thì lỗ chân lông to như cái rổ vậy.

Mụn đầu trắng là closed comedo (đầu kín)

Mụn đầu đen và mụn đầu trắng thì không nhức nhưng lại dai dẳng. Chỉ cần không làm sạch da đúng cách thôi, thì dù đi đâu nó sẽ trở về bên bạn ngay.

Mụn ẩn

Đây là loại mụn nằm dưới da. Không nguy hiểm nhưng khiến da sần sùi, kém thẩm mỹ.

2/ Mụn viêm

Đặc điểm: gồm các thể sần ( papule), mụn mủ ( pustule) hoặc mụn bọc ( nodule), mụn do demodex, vi nấm…

Mụn mủ (Pustules): nhiều bạn nhẫm lẫn giữa mụn mủ và mụn đầu trắng bởi đầu của chúng đều trắng như nhau. Nhưng mụn viêm thì gây nhức, có phần da xung quanh bị đỏ, tấy. Bên trong chứa dịch mủ.

Mụn U/Mụn Bọc (Nodules): Mức độ viêm nặng hơn so với mụn mủ. Bạn sẽ không thấy được nhân mụn của nó mà chỉ thấy u lên một cục như vết chai trên mặt, loại mụn này thường có màu hơi tím tái. Đây là loại mụn nguy hiểm, bạn không nên tự ý nặn vì dễ dàng để lại sẹo rỗ và làm đứt gãy collagen, eslatin vĩnh viễn..

Mụn Nang (Cysts): Mức độ viêm nhiễm của loại mụn này cũng tương đương với mụn u. Loại mụn này sưng rất to, gây đau đớn và viêm rất sâu. Nhìn nó như một bóng nước trên da, loại mụn này cũng gây tổn thương nhiều tầng của da và dễ để lại sẹo rỗ. Nếu bị tới loại mụn này bạn nên đi bác sĩ thăm khám thay vì điều trị tại nhà.

NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ HÌNH THÀNH

dieu tri mun chuan y khoa1
                                             Cơ chế hình thành mụn

Từ hình trên, bạn dễ dàng nhận ra bất kể là mụn viêm hay không viêm cũng xuất phát việc việc tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, tiết ra lượng dầu dư thừa. Tế bào chết sản sinh hàng ngày và bụi bẩn khiến bã nhờn bên trong không thoát ra ngoài được. Từ đó sinh ra các loại mụn không viêm như đầu đen, đầu trắng, mụn ẩn…

Khi lỗ chân lông quá bít tắc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn kị khí P.acnes sinh sôi phát triển.

P.acnes trú ngụ sẵn trên hệ vi khuẩn của da, chỉ chờ thời là chúng sẽ phất cờ khởi nghĩa. Và da thì lại có cơ chế tự bảo vệ, khi thấy có vi khuẩn tấn công thì bạch cầu ở trong da sẽ “chạy” tới đó “đánh nhau với vi khuẩn, phản ứng viêm chính là kết quả của cuộc chiến đó. Đương nhiên phản ứng viêm sẽ dẫn đến mụn viêm: mụn mủ, mụn bọc, mụn nang.

ĐIỀU TRỊ MỤN NHƯ THẾ NÀO?

zalo nam2

GOI NGAY

Điều trị bằng thuốc thoa

Thuốc thoa thường chứa các thành phần giúp trị mụn như Salicylic acid, Benzoyl peroxide, Adapalene,…

Thuốc thoa điều trị tại chỗ cho mụn thường được cải thiện trong vòng 6 tuần. Tuy nhiên, có thể cần 3 -4 tháng để đạt hiệu quả tối đa. Khi dùng thoa toàn bộ vùng da bị mụn, chú ý tránh mắt, miệng.

Điều trị bằng thuốc uống

Thuốc uống là phương pháp được bác sĩ da liễu kê theo đơn khi thuốc thoa thất bại hoặc không dung nạp. Bên cạnh đó, mụn viêm nặng có nguy cơ để lại sẹo cũng được phối hợp cùng các phương pháp khác nếu cần thiết để trị mụn hiệu quả. Lưu ý bạn nên uống theo đơn kê của bác sĩ da liễu, không nên tự ý mua uống bừa bãi.

Các công nghệ hỗ trợ trị mụn

Công nghệ IPL (Elight)

IPL sử dụng chùm ánh sáng cường độ mạnh có bước sóng 400 – 980 nm, tác động trực tiếp vào màng tế bào của vi khuẩn P.acnes. Làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm viêm tại tuyến bã nhờn. Đồng thời, giảm tiết dầu nhờn, se khít lỗ chân lông mà không gây đau. Đây là phương pháp điều trị mụn viêm an toàn, không tác dụng phụ đã được cơ quan FDA của Mỹ công nhận hiệu quả.

Laser màu ánh sáng kép

Với khả năng phát ra 2 bước sóng cùng lúc ( bước sóng 5.11 nm tia màu xanh lá cây và bước sóng 578 nm tia màu vàng) thay vì chỉ phát ra 1 bước sóng như các công nghệ laser khác. Phương pháp này là sự lựa chọn hoàn hảo của những khách hàng muốn kết hợp giữa điều trị mụn cùng trẻ hóa da hoặc trị nám, tàn nhàng,… mà không gây ra các vấn đề về da khác. Cũng như không ảnh hưởng tới các vùng da lân cận, không cần nghỉ dưỡng.

Chemical Peel

Đây là công nghệ có thể tiêu diệt được tất cả các loại mụn mủ, mụn đầu đen và mụn cám. Bằng cách thay da sinh học giúp thay mới lớp thượng bì (lớp ngoài cùng của da). Đồng thời kích thích tăng sinh Collagen và Elastin giúp phục hồi cấu trúc của lớp trung bì một cách hiệu quả.

Chiếu đèn Led (ánh sáng xanh)

Thời gian chiếu tia 20 – 30 phút

Liệu trình 1- 2 lần/tuần

Lời khuyên của bác sĩ da liễu Nguyễn Phương Thảo

Mụn là bệnh lý nên cần được thăm khám, tư vấn hướng điều trị thích hợp bởi bác sĩ da liễu. Chính vì vậy, nếu đang gặp phải tình trạng mụn ảnh hưởng đến sự tự tin, hãy đến địa chỉ uy tín được cấp phép hoạt động bởi Sở Y tế, đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện vệ sinh; có bác sĩ chuyên khoa da liễu trực tiếp điều trị.

PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ MỤN

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn hãy có quy trình chăm sóc da, ăn uống nghỉ ngơi đúng cách để mụn không viếng thăm nhé.

1. Chế độ ăn: hạn chế tinh bột, béo, ngọt, sữa. Uống đủ nước trong ngày, bổ sung thêm vitamin C,A.

2. Hoạt động thể chất: để tăng cường sức khoẻ và đào thải chất độc

3. Thuốc: cẩn thận khi sử dụng thuốc có khả năng gây mụn: corticoid, lithium…

4. Tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa tỉ trọng cao dầu nhờn, các chất thân dầu.

5. Chú ý vệ sinh: khẩu trang, mũ bảo hiểm, khăn mặt, chăn gối…

DMKT số37, 71, 107/TT43 Theo QĐ 958/QĐ-SYT ngày 17/07/2019

Khoa Da liễu, Viện Thẩm mỹ Y khoa Pensilia

  • Chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật khoa Da liễu: Bác sĩ CK1 Nguyễn Phương Thảo với chứng chỉ hành nghề số 0037003/HCM-CCHN
  • Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh Da liễu số: 076046/HCM-GPHD do sở Y tế Tp. HCM cấp

* Trụ sở chính: 10 Trương Quyền, Phường 6, Quận 3. (028) 730 456 68 – Line 101

* Pensilia Đồng Nai: Tầng lửng, Pegasus Plaza 53-55 Võ Thị Sáu, TP. Biên Hòa. ĐT: (028) 730 456 68 – Line 104

* Pensilia Vũng Tàu: 187 Lê Lợi, Phường 6, Tp. Vũng Tàu . ĐT: (028) 730 456 68 – Line 103

– Hotline 0924 777 885

    Đăng ký ngay

    Họ Tên (*)

    Email (Không bắt buộc)

    Điện Thoại (*)

    Ngày Hẹn (Không bắt buộc)

    Pensilia Tại địa điểm(Không bắt buộc)

    Share this post

    PENSILIA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU mới khai trương tại: 413-415 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3
    Chi nhánh Số 10 Trương Quyền ĐANG SỬA CHỮA. Quý khách có thể xem dẫn đường tại đây
    PENSILIA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU khai trương CN mới: 413-415 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3. CN Số 10 Trương Quyền ĐANG SỬA CHỮA. Quý khách có thể xem dẫn đường tại đây
    Bs Nguyễn Phương Thảo
    CKII - Pensilia
    Xin chào, có thể các sản phẩm sau bạn sẽ cần trong việc chăm sóc và bảo vệ da hàng ngày, bạn hãy thử tham khảo xem:
    1
    2
    3
    4